Cảng quốc tế Long An là một trong năm trong quy hoạch phát triển Cảng biển Việt Nam nằm tại vị trí giữa Đông và Tây Nam Bộ giúp giảm áp lực giao thông lưu thông tại các cụm cảng trung tâm. Cảng đã đánh dấu vai trò quan trọng trong việc tạo động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội không chỉ tỉnh Long An mà còn trên toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long. 10 thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về dự án mới này!
Tổng quan về dự án cảng quốc tế Long An
Cảng Quốc tế Long An nằm tại huyện Cần Giuộc, trên luồng sông Soài Rạp, nối TP HCM với 13 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Đây là dự án nằm trong tổng thể dự án 1.935 ha chính thức xây dựng từ năm 2015 gồm 4 dự án: cảng Quốc tế Long An (147 hecta), khu Dịch vụ Công nghiệp Đông Nam Á Long An (239 hecta), khu Công nghiệp Đông Nam Á Long An (396 hecta), khu Đô thị Đông Nam Á Long An (1.145 hecta).

Theo thiết kế, Cảng gồm 7 cầu cảng có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng đến 70.000 DWT với tổng chiều dài từ đầu cầu cảng 1 đến cuối cầu cảng 7 là 1.670m; có 7 bến sà lan cùng hệ thống nhà kho, bãi container và nhiều công trình phụ trợ khác…
Vị trí chiến lược thuận lợi
Nằm tại bản lề của Đông và Tây Nam Bộ, cách Thành phố Hồ Chí Minh 38km theo đường Quốc lộ 50, cảng Quốc tế Long An góp phần rất lớn trong việc giúp giảm tải cho cụm cảng Thành phố Hồ Chí Minh. Về đường bộ, có thể kể đến các tuyển đường như: đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, Quốc lộ 1A, DT 830 và các đường vành đai tương lai. Về đường sông, lợi thế từ sông Vàm Cỏ đã đem đến cơ hội phát triển lớn cho khu vực.

Quy hoạch theo nhiều giai đoạn khác nhau
Dự án được đầu tư quy hoạch thành 3 giai đoạn với số vốn đầu tư lên đến 9000 tỷ đồng. Giai đoạn 1 đã chính thức được khánh thành vào ngày 26/9/2020, gồm cầu cảng số 6 và số 7 có khả năng đón tàu có trọng tải lên đến 70,000 DWT, ký kết Hợp tác Chiến lược với những cảng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Với quy hoạch chia thành 3 giai đoạn này, Cảng Quốc tế Long An sẽ xây dựng, hoạt động theo hình thức cuốn chiếu: xây đến đâu khai thác đến đó. Hướng đi này sẽ giúp Cảng Quốc tế Long An phục vụ được nhu cầu làm hàng của khách hàng ngay trong khi xây dựng.
Hạ tầng và trang thiết bị hiện đại
Việc đầu tư hạ tầng và trang thiết bị hiện đại sẽ giúp giải phóng hàng hóa một cách nhanh chóng và giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí logistics. Hiện nay Cảng Quốc tế Long An đang tập trung khai thác hàng xá và hàng rời nên đã đầu tư hàng loạt trang thiết bị để nâng cao công suất làm hàng. Trang thiết bị hiện đại gồm: xe nâng container Kalmar, cẩu bờ Liebherr, xe nâng Forklift, phễu xả hàng và gàu ngoạm các loại.

3 dịch vụ chính của cảng quốc tế Long An
Hiện nay cảng đang cung cấp ba dịch vụ chính:
- Tiếp nhận các tàu hàng xá – hàng rời: xếp, dỡ hàng; đóng gói và kiểm tra; vận chuyển, phục vụ các hàng hóa như nông sản, cá đông lạnh, phân bón, sắt thép…
- Cho thuê các kho bãi trong ngoài cảng.
- Khai thác ICD/Depot gồm: nhận, lưu trữ container rỗng; xếp dỡ, đóng và rút hàng container; vận chuyển qua đường bộ và đường thủy.
Lợi ích khi dùng dịch vụ cảng quốc tế Long An
- Dễ dàng tiếp cận tàu có trọng tải lớn.
- Đáp ứng được nhu cầu làm hàng nhanh và lưu giữ hàng hóa thông qua cơ sở vật chất tối ưu, trang thiết bị hiện đại với hệ thống kho chứa hàng xá công suất lớn.
- Tiết kiệm chi phí vận chuyển.
- Ban lãnh đạo giàu kinh nghiệm cùng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ tận tình.
- Tổng đài tư vấn và phục vụ 24/24.
- Có thể sử dụng dịch vụ trọn gói LAIP về Cảng và Logistics với giá cả ưu đãi giúp giảm các chi phí và loại trừ nhiều rủi ro.
Cảng quốc tế Long An tạo nên bước ngoặt kinh tế
Quý 1/2021 vừa qua, Long An thu hút dòng vốn FDI lên tới 3,2/10,2 tỷ USD cả nước. Đây là một con số ấn tượng chứng tỏ cảng quốc tế Long An đã tạo nên một bước ngoặt cho kinh tế Long An. Bên cạnh đó, tỉnh Long An đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 46 dự án trong nước với số vốn 1.772 tỷ đồng. Đến nay, toàn tỉnh có 2.058 dự án đầu tư trong nước được cấp phép với số vốn 245.272 tỷ đồng.

Cảng quốc tế Long An là 1 trong 8 cảng đủ điều kiện tiếp nhận hải sản nhập khẩu
Theo quyết định 3917 của Bộ NN&PTNT, có 8 cảng biển được chỉ định thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận thủy hải sản nhập khẩu, bao gồm: bến cảng Nam Hải Đình Vũ (Hải Phòng); bến cảng Ba Ngòi, bến cảng tổng hợp Nam Vân Phong (Khánh Hòa); bến cảng Bông Sen, bến cảng Rau quả (quận 7); bến cảng Tân cảng Hiệp Phước, bến cảng Sài Gòn – Hiệp Phước ( huyện Nhà Bè, TP. HCM); Cảng Quốc tế Long An. Điều này sẽ tạo động lực để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Long An những năm tới.
Quy định ra vào cảng đối với khách ra vào lấy hàng
Nếu bạn có nhu cầu vào ra tại cảng để lấy hàng thì không nên bỏ qua những lưu ý sau đây:
- Dừng xe trước cổng từ 3-5m theo vị trí nhân viên bảo vệ yêu cầu.
- Liên hệ tại phòng bảo vệ, xuất trình các giấy tờ tùy thân (CMND hoặc giấy phép lái xe…), giấy tờ liên quan đến hàng hóa như: hóa đơn, phiếu đề nghị xuất hàng ra cổng, phiếu xuất kho…
- Chấp hành tuyệt đối các quy định Công ty và hướng dẫn của bảo vệ.
- Không tự ý vào cổng khi chưa được sự đồng ý và hướng dẫn của nhân viên bảo vệ.
Thông tin liên hệ
Website: www.longanport.com.
Fax: +84 28 39972909.
Số điện thoại: +84 28 3997 2979 .
Email: [email protected].
Trên đây là 10 thông tin về cảng quốc tế Long An. Chúng tôi hy vọng chúng sẽ giúp bạn hiểu hơn phần nào về dự án mới nhiều tiềm năng này. Cảm ơn quý bạn đã theo dõi bài viết!